Thursday, April 7, 2011

GS Ngô Bảo Châu bình luận vụ xử Hà Vũ

GS Ngô Bảo Châu bình luận vụ xử Hà Vũ

Theo BBC - Cập nhật: 09:09 GMT - thứ tư, 6 tháng 4, 2011
Bà Pratibha Patil, Tổng thống Ấn Độ trao huy chương Fields cho Giáo sư Ngô Bảo Châu
Bà Pratibha Patil, Tổng thống Ấn Độ trao huy chương Fields cho Giáo sư Ngô Bảo Châu

Giáo sư toán học có tiếng của Việt Nam, ông Ngô Bảo Châu, vừa lên tiếng bình luận về vụ xử Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ.
Trong bài blog với tựa đề 'Về sự sợ hãi', ông Châu viết:
"Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt.
"Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường.
"Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình.
"Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này."
'Cẩu thả và sợ hãi'
Giáo sư Châu, người cũng được đào tạo bài bản tại Pháp như ông Hà Vũ, viết tiếp:
Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.
"Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ.
"Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.
"Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải.
"Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm.
"Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn.
"Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ."
Giáo sư Châu cũng đã từng bày tỏ quan điểm của ông về tự do ngôn luận khi đoạt giải Fields, giải được coi là Nobel toán học, hồi tháng Tám năm ngoái.
Cũng trong một bài blog, ông viết "bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.''

Wednesday, April 6, 2011

Hoa Kỳ: Việt Nam cần trả tự do ngay cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Hoa Kỳ: Việt Nam cần trả tự do ngay cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố bài xã luận phản ánh quan điểm chính thức về vụ xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hôm thứ Hai.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là một nhân vật bất đồng chính kiến và là một chuyên viên luật pháp xuất thân từ một gia đình danh giá
Hình: REUTERS
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là một nhân vật bất đồng chính kiến và là một chuyên viên luật pháp xuất thân từ một gia đình danh giá
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, một nhân vật bất đồng chính kiến và là một chuyên viên luật pháp xuất thân từ một gia đình danh giá đã bị phạt 7 năm tù vì bị gán vào tội có ý đồ lật đổ chính phủ Việt Nam.

Các tội trạng được gán cho ông là kêu gọi giải thể đảng Cộng sản Việt Nam, cổ vũ chế độ đa đảng, và xem cuộc chiến tranh vừa qua là một cuộc nội chiến.

Theo các hãng tin quốc tế, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã nói trước tòa ông không phạm tội tuyên truyền chống nhà nước, vụ án này được dàn dựng để chống lại ông, và vụ xử này hoàn toàn bất hợp pháp.

Là người tốt nghiệp tiến sĩ luật tại trường đại học Sorbonne của Pháp, ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt tháng 11 năm ngoái và bị nhà chức trách khởi tố vì đã đưa lên Internet nhiều bài chống lại nhà nước và trả lời phỏng vấn có nội dung phê phán nhà nước.

Khi kêu gọi một chế độ đa đảng, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nói đảng Cộng sản Việt Nam chỉ phục vụ lợi ích bất chính của một nhóm nhỏ. Ông cũng phê phán việc giam giữ hàng trăm ngàn quân nhân và công chức miền Nam Việt Nam sau khi người cộng sản chiến thắng vào năm 1975.

Năm 2009, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đã đồng ý cho người Trung Quốc khai thác bô-xít ở Tây nguyên. Năm ngoái, ông lại khởi kiện Thủ tướng một lần nữa vì đã ký nghị định cấm khiếu kiện tập thể.

Là một luật gia được nhiều người nể trọng, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã đại diện cho quyền lợi của nhiều thành phần xã hội, trong đó có công nhân, blogger, giáo dân Công giáo và dân oan đòi đất. Nhiều nhà thờ Công giáo đã tổ chức đêm canh thức năm ngoái sau khi Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ ủng hộ giáo dân Cồn Dầu trong khi có tranh chấp đất đai với chính quyền địa phương.

Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc trước việc kết tội và ra bản án đối với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Hoa Kỳ cũng quan tâm trước sự kiện dường như vụ xử đã không theo đúng quy trình pháp lý, và quan tâm trước sự kiện có nhiều người tìm cách theo dõi vụ xử vẫn còn tiếp tục bị giam cầm.

Việc kết tội Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đi ngược với Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền của quốc tế, và đặt ra dấu hỏi nghiêm trọng về quyết tâm của Việt Nam về chế độ pháp quyền và cải cách.

Không ai phải chịu giam cầm vì hành xử quyền tự do phát biểu của mình. Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do ngay tức khắc cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và tất cả các tù nhân lương tâm.
* Bài xã luận "Hoa Kỳ: Việt Nam cần trả tự do ngay cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ" phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ



US Calls for Release of Dissident Lawyer Convicted of Spreading Propaganda

Tuesday, April 5th, 2011 at 3:20 am UTC
 
The United States is expressing concern about a dissident Vietnamese lawyer who was convicted Monday of spreading propaganda against the state.
In a statement issued late Monday, the U.S. State Department says the conviction of Cu Huy Ha Vu “raises serious questions about Vietnam's commitment to rule of law and reform,” and urged the government to release him immediately.
Cu Huy Ha Vu was sentenced to seven years in prison after a one-day trial for calling for an end to Vietnam's one-party system. Immediately after the trial, Vu's wife insisted on her spouse's innocence and told VOA's Vietnamese service the verdict and sentence will be appealed.
Ahead of the proceeding, police turned out in force to keep curious onlookers from gathering outside the courthouse in Hanoi. The case has attracted widespread support for Vu, especially among Internet users and Roman Catholics.
Vu, a French-trained legal scholar, has defended various dissidents including Catholics, but was long considered safe from prosecution because of his connections to ruling party officials. His father, Cu Huy Can, was a widely admired poet and member of the first provisional Cabinet established by independence leader Ho Chi Minh in 1946.
However, Vu angered party leaders by filing lawsuits in 2009 and 2010 against Prime Minister Nguyen Tan Dung, charging that his policies violated environmental laws and the constitution. The courts rejected the cases and Vu was arrested late last year during a crackdown on dissidents ahead of a ruling party congress in January.
Vu could have been sentenced to 12 years in prison.
Human rights advocates say the case has prompted an unprecedented outpouring of popular support for Vu, especially on social networking sites on the Internet.
Analyst Carl Thayer tells VOA the case presents problems for the prosecutors, not only because of Vu's family history but also because his activism was carried out through the courts. He says many Vietnamese see the case as a test of the Vietnamese legal system.

BẢN TỰ BÀO CHỮA CỦA ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ TẠI TÒA ÁN NDTP HÀ NỘI

4-4-2011
Kính thưa Quý Báo,
Tôi, Cù thị Xuân Bích kính nhờ Quý Báo cho đăng Bài tự bào chữa của anh trai tôi, TS luật Cù Huy Hà Vũ do hai luật sư Hà Huy Sơn và luật sư Vương Thị Thanh ghi chép và đánh máy lại hộ để TS Vũ tự bào chữa.Vì tất cả các luật sư phản đối chủ tọa phiên tòa Nguyễn Hữu Chính đã vi phạm Điều 214 bộ luật Tố tụng nên đã bỏ ra về và vì vậy chưa đưa được cho TS Vũ.
Trân trọng cảm ơn Quý Báo,
Cù Thị Xuân Bích

Dưới đây là bản đã được chỉnh sửa, gửi lần 2:


Căn cứ điểm d khoản 2 điều 50 Bộ luật TTHS
Tôi là Cù Huy Hà Vũ yêu cầu như sau:
Tôi yêu cầu Luật Sư Hà Huy sơn và Luật Su Vương Thị Thanh đánh máy lại quan điểm của tôi về vụ án đã được các luật sư ghi lại thành biên bản và chuyển thành bản tự bào chữa của tôi.

BẢN TỰ BÀO CHỮA CỦA ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH  PHỐ HÀ NỘI XÉT XỬ VỤ ÁN
“CÙ HUY HÀ VŨ TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”

Thưa hội đồng xét xử.
Tôi Cù Huy Hà Vũ khẳng định, Tôi không phạm tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN  như viện kiểm sat nhân thành phố Hà Nội cáo buộc như chứng minh sau đây:

1/ Về bài “ Đa Đảng”mới chống được lạm quyền:
Chứng cứ này không chứng minh được tôi chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nội dung nào của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp định nghĩa tại Điều 2 (Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực Nhà nước là thống nhất (vì chỉ có một chủ nhân là nhân dân, thực hiện các quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp). Câu “Hiện nay ở Việt Nam người ta sử dụng Ngân sách vô tội vạ và rất nhiều tiền từ Ngân sách Nhà nước cho những việc thậm chí là Maphia…để có được chế  tài đối với những kẻ cướp ngày…thì tôi Cù Huy Hà Vũ khẳng định: Cách duy nhất là phải có chế độ “ Đa Đảng” tại Việt Nam là để nói tới tình trạng rất phổ biến hiện nay là Chính quyền địa phương ở hầu hết các tỉnh dùng Ngân sách Nhà nước để huy động Công an và các lực lượng khác cưỡng chế lấy đất của dân một cách trái pháp luật (Ví dụ: vụ Phú La – Hà Đông, vụ Nhà ga T2 – cảng Hàng không – Nội Bài, Dự án đường 2,5 quận Hoàng Mai, vụ bà Dương Thị Kính ở 255/6/27 Ngô Tất Tố – quận Bình Thạnh – thành phố Hồ Chí Minh, vụ Cồn Dầu ở Đà Nẵng…)

2/ Tôi không gây thiệt hại cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không hề có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại để được tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn dân sự.
Khoản 1, Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
“ Nguyên đơn dân sự là các cá nhân, Cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Khoản 4, Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
“ Khi điều tra truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải chứng minh tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra”. Như vậy, theo quy định của pháp luật chỉ khi nào Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại để được tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn dân sự thì các Cơ quan tiến hành tố tụng mới có căn cứ để xác định tội phạm. Nói cách khác, không có đơn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong vụ án này thì không có tội phạm. Tôi cũng đã có văn bản đề nghị Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham gia tố tụng với tư cách đại diện cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 101 Hiến pháp 1992 trong vụ án này với tư cách bên bị thiệt hại ( Văn bản do luật sư Nguyễn Thị Dương Hà chuyển). Tuy nhiên cho đến nay Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã không hề hồi âm về đề nghị trên của tôi và điều này càng chứng tỏ Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không bị thiệt hại và vì vậy không liên quan đến hành vi buộc tội tôi của các Cơ quan tiến hành tố tụng.

3/ Tôi không hề có hành vi “ Tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Thực vậy, yếu tố cấu thành tội trên là “ hành vi tuyên truyền”. Đại từ điển tiếng Việt – NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2007 định nghĩa: Tuyên truyền như sau: Vận động mọi người làm theo. Thế nhưng trong các bài viết, trả lời phỏng vấn của tôi mà Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội nêu trong Cáo trạng không hề có nội dung “Vận động mọi người làm  theo”. Nói các khác tôi chỉ nêu quan điểm của cá nhân tôi về những vấn đề mà cá nhân tôi quan tâm.
4/ Các bài viết, trả lời phỏng vấn của tôi không hề có nội dung chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2, Hiến pháp 1992 ( sửa đổi bổ sung 2011) ghi: “ Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực Nhà nước là thống nhất ( vì chỉ có một chủ là nhân dân), có sự phân công và phối hợp giữa các Cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Như vậy, theo Hiến pháp 1992 ( Sửa đổi bổ sung 2011) thì Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định bởi các nội dung:
-         Pháp quyền
-         Của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
-         Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
-         Quyền lực Nhà nước là thống nhất ( chỉ có một chủ là nhân dân)
-         Thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp.
Tất cả các bài phỏng vấn, bài viết của tôi mà Cáo trạng nêu ra không hề có nội dung chống lại bất kỳ nội dung nào của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp định nghĩa như trên đã nêu.
Không những thế, trong tất cả các bài viết, trả lời phỏng vấn của tôi, tôi quyết liệt bảo vệ Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nội dung đã được Hiến pháp xác định bằng cách chống lại các hành vi xâm hại Nhà nước từ phía nhà cầm quyền:
  • Trong bài “ Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp của đài Tiếng nói Hoa Kỳ ( VOA) phỏng vấn tôi, tôi lên án hành vi phi pháp quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc ra quyết định cho khai thác Boxit tại Tây Nguyên, bất chấp Luật Bảo vệ môi trường, Luật Di sản văn hóa, Luật Quốc phòng, dẫn đến môi trường bản sắc văn hóa của đồng bào Dân tộc ở Tây Nguyên và Quốc phòng an ninh Quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng.
  • Tôi phê phán hành vi phi pháp quyền của Đảng cộng sản Việt Nam khi Đảng tự cho mình quyền lãnh đạo Nhà Nước trong đó có Quốc hội, tức Đảng tự đặt mình lên trên cả Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp;
  • Trong bài “ Tam quyền nhất lập đồng lòng hại dân” do tôi viết, tôi lên án việc Văn phòng Chính phủ ( Cơ quan hành pháp, giúp việc cho Chính phủ và Thủ tướng), Tòa án nhân dân Tối cao ( Cơ quan pháp tư pháp), Ủy ban tư pháp Quốc hội ( Cơ quan lập pháp có trách nhiệm giám sát thi hành luật pháp và tư pháp) đã từ bỏ chức năng, quyền hạn của một số công dân trú tại khu tập thể Văn phòng Chính phủ số 02 Thụy Khuê, Hà Nội bị triệt tiêu. Cụ thể là Văn phòng Chính phủ, đã lờ đi, không giải quyết đơn khiếu nại của các công dân nói trên về việc họ không được Văn phòng Chính phủ tái định cư sau khi giải tỏa nơi ở của họ theo luật định. Tiếp đó đơn khiếu kiện hành chính của các công dân này bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Tòa án nhân dân Tối cao lờ nốt không thụ lý.

5) Cơ quan An ninh điều tra – Công an TP Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cố ý biến những quan điểm của tôi về Đảng Cộng sản Việt Nam về Chủ nghĩa Marx – Lê Nin, về “Đa đảng” thành tội phạm.
Thực vậy, hai cơ quan tố tụng trên đã dẫn ra các bài:
-  Bài “Phải Đa đảng mới chống được lạm quyền” tôi trả lời phỏng vấn đài Á châu Tự do (RFA);
-  Bài “Chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4 dưới mắt Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ” tôi trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA);
- “Tiến sĩ Cù  Huy Hà Vũ từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp” tôi trả lời phỏng vấn (VOA);
- Phóng viên Trâm Oanh (Cộng hòa Liên bang Đức) phỏng vấn Cù Huy Hà Vũ;
để làm chứng cứ buộc tội tôi. Tuy nhiên, những quan điểm của tôi về Đảng cộng sản Việt Nam, về chủ nghĩa Marx – Lê nin, về Đa đảng không phải là tội phạm với những căn cứ sau:
Một là, cũng như bất cứ đảng phái nào khác, Đảng cộng sản Việt Nam không phải là nhà nước nên những quan điểm của tôi về Đảng cộng sản Việt Nam không thể là hành vi chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Hai là, chủ nghĩa Marx – Lê Nin không phải là nhà nước;
Ba là, Đa đảng không phải là nhà nước. Cũng cần khẳng định rằng Đa Đảng là hoàn toàn hợp pháp ở Việt Nam. Thực vậy, ngay chính Đảng cộng sản Việt Nam cũng sinh ra từ Đa Đảng, cụ thể là được thành lập trên cơ sở hợp nhất của An nam cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản đảng theo đề xướng của Nguyễn Ái Quốc (sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh). Trên thực tế khi chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống, song song tồn tại với Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam. Thực tế này cũng được Hiến pháp 1980 khẳng định khi ghi “Các chính đảng” tại Điều 9 quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Từ điển bách khoa Việt Nam – Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam do Thủ tướng Phạm văn Đồng làm chủ tịch danh dự ghi rõ ở mục từ “Đa đảng”; “Đảng Dân chủ Việt Nam (thành lập 1944) và Đảng Xã hội Việt Nam (thành lập 1947) đều do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập”.
Như vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiểu biểu về Đa đảng. Chủ tịch Quốc hội, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong trả lời phỏng vấn báo chí Ấn Độ vào năm ngoái (2010) đã khẳng định: “tôi không phản đối Đa đảng”. Quan điểm này của người đứng đầu cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam không những hoàn toàn phù hợp với thực tế ở Việt Nam như trên đã nói mà còn hoàn toàn phù hợp với thực tế quan hệ ngoại giao ở Việt Nam với các nước trên thế giới. Thực vậy, tuyệt đại đa số (98%) các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam thực hiện chế độ Đa đảng. Nói cách khác, nếu Việt Nam phản đối Đa đảng thì sẽ bị rơi vào cô lập tuyệt đối trong sinh hoạt thực tế. Tóm lại, phản đối Đa đảng hay coi yêu cầu Đa đảng là tội phạm dứt khoát là hành vi chống lại Hiến pháp Việt Nam, chống lại chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam.
Như vậy, việc Cơ quan An ninh Điều tra – Công an nhân dân thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã dẫn ra những quan điểm của tôi về Đảng cộng sản Việt Nam, về chủ nghĩa Marx – Lê Nin, về Đa đảng để làm chứng cứ buộc tôi vào “Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” là hoàn toàn phi lý, chẳng khác nào “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” như cách nói của dân gian.

6) Cơ quan an ninh điều tra – Công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nôi cố ý biến việc tôi thực hiện quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được Hiến pháp bảo hộ thành tội phạm.
Thực vậy, hai cơ quan tiến hành tố tụng nói trên đã dẫn văn bản “Kiến nghị trả tự do cho tất cả tù nhân, cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam cộng hòa, lấy “Việt Nam” làm quốc hiệu để hòa giải dân tộc” mà tôi đã gửi Quốc hội vào 8/2010 để làm chứng cứ buộc tội tôi. Tuy nhiên, việc làm này của Cơ quan an ninh điều tra – Công an thành phố Hà Nội và Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội là hoàn toàn phi pháp vì không ai có quyền lấy kiến nghị của công dân gửi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm chứng cứ buộc tội công dân bởi kiến nghị là quyền của công dân được luật pháp bảo hộ tại Điều 53. Điều nghiêm trọng là Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội Đặng Văn Khanh đều là đại biểu quốc hội mà lại chỉ đạo thực hiện hành vi phi pháp này, điều này cho thấy các đại biểu quốc hội không thể bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của công dân chừng nào họ đồng thời là người của cơ quan hành pháp hoặc của cơ quan tư pháp.
Do đó cách duy nhất để quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được bảo vệ là phải chấm dứt tình trạng “ba trong một”, tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” hay phải thực hiện “tam quyền phân lập”. Nói cách khác phải chấm dứt chế độ đại biểu quốc hội kiêm nhiệm để chỉ thực hiện chế độ đại biểu quốc hội chuyên trách ngay từ Quốc hội khóa tới (khóa 13). Cụ thể là, người của cơ quan hành pháp hay tư pháp trúng cử Đại biểu quốc hội thì chức năng hành pháp hay tư pháp của họ phải bị đình chỉ cho đến khi nào họ không còn thực hiện chức năng đại biểu quốc hội nữa và ngược lại, đại biểu quốc hội nào được bầu hoặc được bổ nhiệm vào các cương vị hành pháp hay tư pháp thì chức năng hành pháp hay tư pháp của họ phải bị đình chỉ cho đến khi nào họ không còn đảm nhiệm cương vị hành pháp hay tư pháp nữa, tất nhiên là trong khuôn khổ nhiệm kỳ quốc hội.

7) Cơ quan an ninh điều tra – Công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, cố ý biến việc tôi tố giác tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng thành tội phạm.
Thực vậy, hai cơ quan tố tụng trên của thành phố Hà Nội đã dẫn bài “Bà Trần Khải Thanh Thủy cố ý gây thương tích và dấu hiệu bẫy người khác phạm tội” do tôi viết và được trang thông tin điện tử Bauxite Việt Nam đăng tải. Trong bài này tôi tố giác công an quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã bắt giam bà Trần Khải Thanh Thủy trái pháp luật dựa trên phân tích các thông tin do chính công an quận Đống Đa cung cấp cho báo chí. Như vậy lẽ ra công an quận Đống Đa, công an thành phố Hà Nội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác phải làm rõ những dấu hiệu tội phạm mà tôi đã nêu thì ngược lại Cơ quan an ninh điều tra công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội lại biến việc tôi tố giác tội phạm thành tội phạm. Nói cách khác là hành vi trên của hai cơ quan tiến hành tố tụng của thành phố Hà Nội là hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền tố giác tội phạm của công dân hay nói thẳng ra là hành vi bao che tội phạm. Ngoài ra, Cơ quan an ninh điều tra thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân Hà Nội đã vu khống tôi khi cho rằng việc tôi tố giác tội phạm nói trên của công an quận Đống Đa là hành vi “xuyên tạc, phỉ báng chính quyền”. Thực vậy, công an nói chung, công an quận Đống Đa nói riêng không phải là chính quyền. Từ điển bách khoa Việt Nam – Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm chủ tịch danh dự – định nghĩa “Công an” là “lực lượng chuyên trách làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự chung của một nhà nước”. Nhân đây cũng phải phân biệt rõ nhà nước với các cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước. Nhà nước được xác lập bởi những nguyên tắc, bộ máy nhà nước được được xác lập bởi những cơ quan và con người cụ thể. Những cơ quan nhà nước và các cá nhân nào trong các cơ quan này đều có thể có những hành vi phạm tội, thậm chí chống lại chính nhà nước mà họ có nghĩa vụ phải phục vụ.
Nhân đây, tôi sẵn sàng làm việc với cơ quan điều tra về vụ án bà Trần Khải Thanh Thủy cố ý gây thương tích để không làm oan người vô tội.

8) Cơ quan an ninh điều tra – công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cố ý biến việc tôi thực hiện quyền tự do ngôn luận, quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp được Hiến pháp và Công ước quốc tế về các quyền về dân sự và chính trị 1966 bảo hộ thành tội phạm.
Thực vây, Điều 69 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung 2001) quy định; “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”; Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 mà Việt Nam là thành viên quy định tại khoản 1 “Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp” (Luật ký kết gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế năm 2005 của Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 6: “Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và Điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Điều ước Quốc tế”). Như vậy, việc tôi viết các bài để đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng và việc tôi trả lời phỏng vấn của báo chí trong hay ngoài nước chính là thực hiện quyền tự do ngôn luận và giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp được luật pháp bảo hộ.

9) Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cố ý biến việc tôi thực hiện “quyền được thông tin” được Hiến pháp bảo hộ thành tội phạm.
Hai cơ quan tiến hành tố tụng nói trên của thành phố Hà Nội đã dẫn ra các bài:
-         “Bom áp nhiệt nổ giữa Ba Đình” do tác giả Nguyễn Thanh Ty viết, ví tôi như liệt sỹ Phạm Hồng Thái đánh bom kẻ cầm quyền;
-         “Phải Đa đảng mới chống được lạm quyền” do Đài Á Châu Tự do (RFA) phỏng vấn tôi;
-         “Chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4 dưới mắt Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ” do Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) phỏng vấn tôi;
-         “Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp” do Đài tiếng nói Hoa Kỳ phỏng vấn tôi;
-         “Phóng viên Trâm Oanh phỏng vấn Cù Huy Hà Vũ” để làm chứng cứ buộc tội tôi.
Trước hết, phải khẳng định rằng tôi không “làm ra” các tài liệu này. Ngoài bài “Bom áp nhiệt nổ giữa Ba Đình” là của tác giả Nguyễn Thanh Ty như hai cơ quan tiến hành tố tụng nói trên của thành phố Hà Nội đã thừa nhận thì tác giả của các bài phỏng vấn không phải là tôi mà là người phỏng  vấn tôi, cụ thể ở đây là Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Đài Á Châu Tự do (RFA), phóng viên Trâm Oanh (Cộng hòa Liên Bang Đức). Thực vậy, đại từ điển tiếng Việt – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2007 định nghĩa “Phỏng vấn” là “Hội ý kiến một nhân vật nào về một vấn đề được nhiều người quan tâm để công bố lên đài, báo”. Như vậy, đứng ở góc độ của Cơ quan an ninh điều tra – Công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội thì họ chỉ có thể quy cho tôi hành vi “Tàng trữ tài liệu tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Thế nhưng, sự quy kết này của hai cơ quan tiến hành tố tụng nói trên của thành phố Hà Nội là hoàn toàn trái “Quyền được thông tin” được Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung 2001) bảo hộ tại Điều 69 như đã đề cập ở trên. Điều 146 Hiến pháp quy định: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”.
Tóm lại, việc Cơ quan an ninh điều tra công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội quy kết tôi phạm tội do đã có hành vi “Tàng trữ” các tài liệu mà hai cơ quan tiến hành tố tụng này đã dẫn ra là hoàn toàn trái với “Quyền được thông tin” của công dân được Hiến pháp bảo hộ và do đó là hành vi xâm phạm Hiến pháp. Nói cách khác, với “Quyền được thông tin” của công dân được Hiến pháp bảo hộ, tôi có quyền tìm kiếm và lưu trữ bất cứ thông tin, tài liệu nào mà  tôi quan tâm, huống hồ những thông tin, tài liệu liên quan đến tôi, mà không bị ai can thiệp.

10) Cơ quan An ninh điều tra công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy nã tư tưởng, điều mà pháp luật nghiêm cấm.
Hai cơ quan tiến hành tố tụng trên của thành phố Hà Nội đã dẫn các bài:
-         “Bàn về Đảng cầm quyền” với ghi chú “Vũ viết chưa xong”;
-         “Đường sắt cao tốc Bắc – Nam – Dự án tham nhũng” với ghi chú “Vũ trả lời phỏng vấn Đài VOA thời gian năm 2010, nhưng Vũ chưa đồng ý nội dung nên Đài VOA chưa đăng tải. Tài liệu này Vũ lưu giữ trong máy tính  xách tay, USB”.
để làm chứng cứ buộc tội tôi. Thế nhưng hai tài liệu này chưa được “làm ra”. Thực vậy, ghi chú của hai cơ quan tiến hành tố tụng “ Bài Bàn về Đảng cầm quyền”, “Vũ viết chưa xong” đã nói rõ điều này. Cũng như vậy, ghi chú của hai cơ quan tiến hành tố tụng “Bài đường sắt Cao tốc Bắc – Nam – Dự án tham nhũng”, “Vũ trả lời phỏng vấn Đài VOA thời gian năm 2010, nhưng Vũ chưa đồng ý nội dung nên Đài VOA chưa đăng tải” đã cho thấy bài phỏng vấn này chưa được “làm ra” vì chưa được công bố.
Có thể ví những bài viết, bài phỏng vấn nói trên như cái thai còn nằm trong bụng mẹ, hay nói cách khác là chưa ra đời. Vậy một khi chưa ra đời thì cái thai không thể bị quy kết là gây nguy hiểm cho xã hội. Do đó, buộc cái thai phải ra khỏi lòng mẹ mà không có sự đồng ý của người mẹ chỉ có thể là tội ác. Cũng như vậy, việc Cơ quan an ninh điều tra công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cưỡng đoạt những tài liệu lưu trữ trong máy vi tính xách tay mà tôi sử dụng để quy kết tôi đã làm ra các tài liệu ấy chỉ có thể là hành vi tội ác.
Với chứng minh trên, tôi yêu cầu Hội đồng Xét xử tuyên tôi không phạm tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” và ngay lập tức trả tự do cho tôi.
Cảm ơn Hội đồng xét xử đã chú ý lắng nghe”.

Cù Huy Hà Vũ

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn có thể bị truy tố

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn có thể bị truy tố

Như chúng tôi đã đưa tin, hai nhà bất đồng chính kiến là bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Lê Quốc Quân đã bị công an bắt giữ cùng với một số người khác khi họ đi theo dõi phiên tòa xét xử TS.

Luật Cù Huy Hà Vũ vào sáng ngày 4/4. Sau đó, công an đã đến khám xét nhà của hai người. Hiện nay, cả hai vẫn chưa
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn
được thả ra mà còn có thể sẽ bị truy tố, đó là thông tin mới nhất mà cơ quan công an cho chị Vũ Thu Hà, vợ của bác sĩ Phạm Hồng Sơn, biết vào ngày hôm nay.
Mời quý vị theo dõi cuộc nói chuyện của phóng viên Khánh An với chị Vũ Thu Hà sau đây.

Khó hy vọng được thả

Khánh An: Thưa chị Hà, cho đến lúc này (6/4) thì chị đã có tin gì về chồng chị chưa?
Chị Vũ Thu Hà: Sáng nay tôi có lên công an hỏi thì người ta nhận với tôi là hiện nay anh ấy đang bị giữ ở công an quận Hoàn Kiếm. Lệnh tạm giữ đó có giá trị trong 3 ngày và sau đó họ có thể gia hạn thêm. Khi có chứng cứ đầy đủ thì họ sẽ truy tố.
Khánh An: Họ giam giữ vì tội danh gì?
Tối ngày mùng 4, người ta đưa anh ấy về nhà để khám nhà. Khám nhà từ 10 giờ tối đến 1 giờ sáng ngày mùng 5 thì xong và sau đó người ta đưa anh ấy đi. Lúc khám nhà, người ta có thu của anh ấy một số giấy tờ, các bài báo, có cả quyển “Thế nào là dân chủ?” của anh ấy và lấy đi một cái máy vi tính.
Chị Vũ Thu Hà: Họ cáo buộc tội “Vi phạm trật tự công cộng” theo điều 245 Bộ luật Hình sự.
Sáng ngày 4/4, anh ấy có đi theo dõi phiên tòa và để ủng hộ cho gia đình anh Cù Huy Hà Vũ. Đến 8 giờ sáng, anh ấy đã báo với tôi là anh đang bị tạm giữ ở công an phường Trần Hưng Đạo. Đến buổi chiều, họ chuyển anh lên công an quận Hoàn Kiếm cùng với anh Lê Quốc Quân và một số người nữa.
Tối ngày mùng 4, người ta đưa anh ấy về nhà để khám nhà. Khám nhà từ 10 giờ tối đến 1 giờ sáng ngày mùng 5 thì xong và sau đó người ta đưa anh ấy đi. Lúc khám nhà, người ta có thu của anh ấy một số giấy tờ, các bài báo, có cả quyển “Thế nào là dân chủ?” của anh ấy và lấy đi một cái máy vi tính.
Khánh An: Dạ. Kể từ lúc bắt chồng chị đi, công an có mời chị lên làm việc không?
Chị Vũ Thu Hà: Họ không mời tôi lên làm việc, mà lúc đưa anh ấy đi thì tôi có hỏi là bây giờ lệnh bắt là như thế nào, bởi vì tôi không nghe thấy lệnh bắt, mà tôi chỉ thấy đọc cho tôi nghe lệnh khám xét nhà thôi. Họ có giải thích thế nào đó mà lúc đó tôi đứng xa nên không nghe thấy. Tôi thấy họ có giải thích với anh Sơn về việc đó. Vì không biết bị bắt giữ ở đâu và bắt như thế nào nên sáng nay tôi mới phải lên đó hỏi thăm.
Tôi, cùng với anh ấy, chúng tôi rất phản đối lệnh bắt giam đó, bởi vì thứ nhất là khi mà chúng tôi đến khu vực đó thì chồng tôi đã bị đánh, bị công an dùng dùi cui đánh vào người vì đã cùng đứng với nhiều người trong khu vực đó. Tôi thấy như thế rất vô lý, vô lối. Sau khi bị đánh như thế thì  lại còn bị bắt giam.
Khánh An: Và sáng nay chị có được gặp anh Sơn không?
Vợ chồng Bác sĩ Phạm Hồng Sơn - Vũ Thuý Hà
Vợ chồng Bác sĩ Phạm Hồng Sơn - Vũ Thuý Hà, sau ông Sơn được trả tự do hôm 30-8-2006. RFA file
Chị Vũ Thu Hà:
Không, sáng nay tôi không được gặp.
Khánh An: Như vậy là từ hôm anh ấy bị bắt đến giờ, chị không được gặp anh ấy?
Chị Vũ Thu Hà: Vâng, đúng rồi. Từ 1 giờ sáng ngày mùng 5 là tôi không được gặp anh ấy nữa.
Khánh An: Vậy là sáng nay người ta đã giải thích cho chị rằng anh Sơn đã có lệnh tam giam 3 ngày?
Chị Vũ Thu Hà: Đúng rồi.
Khánh An: Như vậy tiếp theo, chị và gia đình sẽ làm gì nếu anh Sơn bị truy tố ra tòa?
Chị Vũ Thu Hà: Chắc chắn chúng tôi cũng phải có những trợ giúp về tư pháp và khi cần thiết thì chúng tôi cũng sẽ mời luật sư.
Khánh An: Trước đây anh Sơn cũng đã từng bị bắt giam, lần này khi anh Sơn bị bắt một lần nữa thì đối với chị có bất ngờ không?
Chị Vũ Thu Hà: Chắc chắn là một người thân của mình bị bắt đi trong cái hoàn cảnh như thế thì tôi thấy rất bức xúc. Tôi, cùng với anh ấy, chúng tôi rất phản đối lệnh bắt giam đó, bởi vì thứ nhất là khi mà chúng tôi đến khu vực đó thì chồng tôi đã bị đánh, bị công an dùng dùi cui đánh vào người vì đã cùng đứng với nhiều người trong khu vực đó. Tôi thấy như thế rất vô lý, vô lối. Sau khi bị đánh như thế thì (chồng tôi) lại còn bị bắt giam. Tôi thấy chỉ có cái việc đứng rất ôn hòa như vậy mà cũng không được phép thì tôi thấy có một không hai ở trên thế giới này.
Tôi thấy chỉ có cái việc đứng rất ôn hòa như vậy mà cũng không được phép thì tôi thấy có một không hai ở trên thế giới này.
Khánh An: Thưa chị, kể từ lúc anh Phạm Hồng Sơn được thả ra từ lần bị bắt giam trước đây thì có lệnh nào theo dõi anh ấy không?
Chị Vũ Thu Hà: Sau khi ra khỏi tù năm 2006 thì anh ấy bị áp đặt một lệnh quản chế 3 năm tại nhà. Sau đó đi đâu hay làm gì, tất nhiên việc chúng tôi thì chúng tôi cứ làm, nhưng mà chúng tôi biết là anh ấy thường xuyên bị theo dõi.
Khánh An: Như vậy, hết ngày hôm nay là hết lệnh tạm giam, chị sẽ làm gì?
Chị Vũ Thu Hà: Sáng nay tôi có hỏi cơ quan công an là gia đình chúng tôi muốn có một văn bản thông báo chính thức thì họ nói là họ đang làm thủ tục đó và họ sẽ thông báo cho địa phương và địa phương sẽ thông báo cho gia đình. Chúng tôi vẫn cứ nghĩ là họ sẽ rất chậm trễ trong việc đó, chứ không đúng thời gian như mình mong muốn đâu. Cho nên mình cũng phải chuẩn bị chắc là qua lần một, qua lần hai và cũng có thể qua lần ba nữa mà gia đình cũng vẫn chẳng nhận được một thông tin gì cả.
Khánh An: Vâng, Khánh An cám ơn chị và chúc mọi sự may lành đến với gia đình chị.

Việt Nam lên án Mỹ sau yêu cầu về ông Hà Vũ

Ông Cù Huy Hà Vũ bị đưa ra tòa hôm 4/4
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói Washington "can thiệp vào công việc nội bộ" sau phiên xử ông Cù Huy Hà Vũ.
Bà Nguyễn Phương Nga có phản hồi sau khi ông Mark Toner, Quyền Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đòi trả tự do ngay lập tức cho tiến sĩ luật, người vừa bị kết án 7 năm tù hôm 4/4.
Bà Nga nói: "Việt Nam là một Nhà nước pháp quyền. Việt Nam xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị."
Tuyên bố đăng trên trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam viết tiếp: "Tại Việt Nam, các quyền tự do, dân chủ của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, được quy định rõ trong Hiến pháp và trong các văn bản pháp luật khác, được tôn trọng và thực thi trên thực tế."
Tuyên bố này nhắc lại: "Không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam."
Trước đó, ông Mark Toner kêu gọi: "Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc kết án 7 năm tù giam ngày 4/4 đối với nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ về tội “tuyên truyền chống chính phủ."
"Chúng tôi cũng lo ngại về việc tiến hành phiên toà rõ ràng đã thiếu trình tự chuẩn mực, và việc tiếp tục giam giữ một số cá nhân đã tìm cách quan sát phiên toà một cách ôn hoà."
"Việc kết án ông Vũ đi ngược lại với Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về cam kết của Việt Nam về nền pháp trị và cải cách. Không cá nhân nào đáng bị bỏ tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận."
"Chúng tôi thúc giục chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức ông Cù Huy Hà Vũ và tất cả các tù nhân lương tâm khác."

Việt Nam 'lạm dụng hệ thống tư pháp'

Việt Nam 'lạm dụng hệ thống tư pháp'

Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội vào hôm 04/04 tại Hà Nội đã tuyên án 7 năm tù, cộng 3 năm quản chế tại gia cho ông Cù Huy Hà Vũ trong phiên xử sơ thẩm về tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN.
Bà Janice Beanland, Ban Đông Nam Á từ Tổ chức Ân xá Quốc tế Amnesty International có trụ sở tại London đưa ra phản ứng của tổ chức này qua cuộc phỏng vấn dành cho BBC Việt ngữ ngày 05/04.
BBC:Đây không phải lần đầu nhà chức trách mang người bất đồng chính kiến ra xử và kết tội cho điều họ gọi là Tuyên truyền chống Nhà nước phải không?
Janice Beanland: Điều hết sức buồn là có sự giống nhau rõ ràng giữa phiên xử này với các phiên xử trước đây, tức là đây là phiên tòa sai trái. Điều này có nghĩa là người ta nghiễm nhiên coi người bị xử là người có tội và tước bỏ quyền bào chữa của người bị đem ra xét xử. Từ ngữ để gán ghép tội trạng để mang ra xét xử mơ hồ tới mức nhà chức trách có thể dùng theo bất kỳ cách nào họ muốn.
BBC: Tức là phiên xử đi ngược lại các giá trị mà Việt Nam cam kết như các công ước quốc tế về nhân quyền chẳng hạn?
Chính quyền hành xử như vậy với người bất đồng chính kiến là phản tác dụng và ảnh hưởng tới vị thế của Việt Nam trên bình diện quốc tế.
Điều đó là hết sức rõ ràng. Chính quyền Việt Nam, bằng việc tổ chức phiên tòa và cách thức xử tại tòa, đã lạm dụng hệ thống tư pháp của chính họ. Cách họ vận dụng hệ thống tư pháp của chính họ phải được cải tổ mạnh mẽ để phù hợp với chuẩn mức quốc tế, bao gồm cả các công ước mà Việt Nam đã đặt bút ký.
BBC:Thường thì chính quyền Việt Nam phản ứng ra sao trước những thông điệp của tổ chức như Amnesty International?
Amnesty International có nỗ lực thiết lập kênh đối thoại với chính phủ tất cả các nước vì chúng tôi thấy đối thoại là một phần cần thiết và hữu ích trong chiến dịch vận động để cải thiện thực trạng nhân quyền tại tất cả các nước. Đối với Việt Nam thì hiện tại chúng tôi không có kênh đối thoại. Đối với các tổ chức nhân quyền thì việc để có kênh đối thoại với những nước kiểm soát chặt chẽ về tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do hội họp là việc đặc biệt khó thực hiện.
BBC:Một mặt thì các tổ chức nhân quyền lên tiếng, mặt khác thì nhà chức trách tiếp tục bắt và xử những người họ gọi là chống chế độ, tức là hai việc này sẽ cứ tiếp diễn ra độc lập và không có sự ảnh hưởng hay chi phối lẫn nhau?
Amnesty International, với góc độ là một tổ chức, tập trung chủ yếu vào việc kêu gọi nhà chức trách thả các tù nhân lương tâm. Bằng chứng cho thấy rằng chúng tôi đã đấu tranh nhiều năm và không bỏ cuộc, kiên trì tìm mọi cách có thể để đảm bảo rằng chính quyền phải lắng nghe các thông điệp này. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc chính quyền hành xử như vậy với người bất đồng chính kiến là phản tác dụng đối với xã hội dân sự tại Việt Nam cũng như ảnh hưởng tới vị thế của Việt Nam trên bình diện quốc tế.

Phản ứng về vụ xử TS Cù Huy Hà Vũ

Phản ứng về vụ xử TS Cù Huy Hà Vũ

Trưa 05/4:Tổ chức Ân xá Quốc tế Amnesty International có trụ sở tại London nói Việt Nam lạm dụng hệ thống tư pháp bằng việc mở phiên tòa và cách thức xử TS Cù Huy Hà Vũ.
Trong khi đó New York Times có bài trích dẫn lời học giả Carl Thayer nói "Thủ tướng [Nguyễn Tấn Dũng] có thể là nhà cải cách kinh tế tự do nhưng ông không là người có đầu óc tự do chính trị.
"Có ai đó cố gắng nhiều lần làm tổn hại tới các quyết định của ông thì chắc chắn sẽ làm ông ta phẫn nộ", ông Carl Thayer nói.
Tối 4/4: Quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Mark Toner ra thông cáo báo chí đề nghị Việt Nam "thả ngay lập tức ông Cù Huy Hà Vũ" và các tù nhân lương tâm. Quan điểm của Hoa Kỳ là vụ xử tiến sỹ Hà Vũ "sai thủ tục tố tụng", và "đi ngược lại Hiến chương Nhân quyền Liên hiệp quốc".
BBC tiếng Anh chạy hai bài trong ngày về phiên xử và phản ứng của Hoa Kỳ.
Tối 4/4 giờ châu Âu: Khối dân biểu Tự Do Dân chủ trong Quốc hội Đức chỉ trích phán quyết của tòa án đối với ông Cù Huy Hà Vũ, người họ gọi là "luật sư nhân quyền Việt Nam và nhà phê phán chế độ (Regimekritiker)". Họ cũng đề nghị chính quyền Việt Nam xóa bỏ Điều 88 củaBộ Luật Hình sự.
1648: Cập nhật ý kiến độc giả BBC tại đây.
1632: Quý vị có thể nghe phỏng vấn của BBC với LS. Trần Đình Triển.
1545: Trang tin Dân Luận đăng xã luận, bày tỏ quan điểm: "Ông Cù Huy Hà Vũ không phải là anh hùng dân tộc. Ông chỉ là một con người bình thường, hành động theo hiểu biết và trách nhiệm của một công dân. Nhưng tiếc thay, trong một chế độ độc tài sử dụng bạo lực và bưng bít, hành vi cất tiếng nói của sự thật, của lương tâm cũng đã là một hành động anh hùng."
1443: Blogger Đào Tuấn tường thuật những điều mà nhà báo này nói là chứng kiến bên trong phiên tòa. Theo ông, "không được mang máy tính, máy ảnh vào toà, dù là vào ngồi xem qua tivi. Mấy cái máy ghi âm cũng phải mang gửi."
Ông viết tiếp: "Nên gọi đây là 1 phiên toà nhạt toẹt, dai ngoách và nói thật, nếu báo chí được quyền tường thuật có lẽ lại là có lợi hơn có hại. Không ít những yêu cầu của Cù rất khó nghe, rất ngông. Về mặt cá nhân, mình không thích sự ngông của Cù dù xét về khẩu khí, so với LS Lê Công Định, Cù hơn nhiều.
Cuối cùng thì ai là người thua? Là mình."
1433: Trang Bauxite Việt Nam bình luận: "Quàng một cái án thất nhân tâm lên cổ người khác, trong khi có hàng trăm bó hoa tươi của nhân dân đón đợi ông Vũ ở ngoài đường gần Tòa án bị lực lượng cảnh sát chăng dây cấm cản, xô đuổi giải tán, thế mà gọi là “nhận án” ư?"
1405: Blogger Người Buôn Gió cho hay vào chiều nay, văn phòng luật của bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Cù Huy Hà Vũ, "nhận được rất nhiều hoa".
1309: Tiếp tục có các ý kiến gửi về cho BBC.
1242: Phóng viên báo Financial Times ở Hà Nội dẫn lời một nhà ngoại giao cho rằng: "Chính phủ muốn nói không ai thoát khỏi lưới pháp luật, dù thuộc dòng dõi nào" - gợi ý về nguồn gốc gia đình: tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ là con trai nhà thơ, bộ trưởng Huy Cận.
Cũng tờ báo này dẫn lời một phóng viên người Việt giấu tên: "Mọi người rất không hài lòng. Không phải là chuyện ông Vũ đúng hay sai. Thật tệ khi hạn chế tranh luận vào lúc đất nước chúng tôi đối diện những thách thức kinh tế nghiêm trọng."
1221: Đài phát thanh ABC của Úc phỏng vấn ông Phil Robertson, phó giám đốc ban châu Á của Human Rights Watch, bình luận về phiên tòa.
1204:Quý vị có thể xem các ý kiến độc giả BBC về phiên xử bằng cách bấm vào đây.
1150: Trang Ba Sàm đăng Bấm bản tự bào chữa tại tòa của ông Cù Huy Hà Vũ, một tài liệu do em gái, bà Cù Thị Xuân Bích, công bố.
1144: Một trong bốn luật sư bào chữa cho Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ tại phiên xử hôm 4/4 nói với BBC cần hủy bản án của tòa sơ thẩm vì hội đồng xét xử đã vi phạm luật tố tụng hình sự.
1133: Thông tấn xã Việt Nam tường thuật:
"Tại phiên tòa, 4 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo, gồm Trần Đình Triển, Trần Vũ Hải, Vương Thị Thanh, Hà Huy Sơn. Do vi phạm nội quy phiên tòa, sau nhiều lần bị nhắc nhở, luật sư Trần Vũ Hải đã bị Hội đồng xét xử yêu cầu ra khỏi phòng xử.

Mặc dù đã được Hội đồng xét xử giải thích theo quy định của pháp luật, song 3 luật sư còn lại đã tự ý bỏ về khi có những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật, không có căn cứ, không được Hội đồng xét xử chấp nhận."
1129: AFP, một trong vài cơ quan báo chí nước ngoài hiếm hoi được cho dự phiên xử, có bài Bấm tường thuật dài.
1119: Báo Tuổi Trẻ tường thuật bằng ba đoạn ngắn ngủi. Còn báo Bấm Dân TríBấm lại chi tiết hơn, cho biết phiên xử kéo dài gần 6 tiếng. Cũng theo báo này:
"Tự bào chữa cho mình, bị cáo Cù Huy Hà Vũ cho rằng, việc làm của mình không phải là tuyên truyền nên không phạm tội như VKS truy tố."
"Tòa bác bỏ lý lẽ bào chữa của bị cáo cho rằng mục đích những bài viết này của mình chỉ là kiến nghị, góp ý, quan điểm cá nhân. HĐXX đặt câu hỏi: “Đảng và nhà nước luôn luôn tôn trọng và đề cao những kiến nghị, góp ý, khiếu nại của các tổ chức cá nhân. Vậy sao không gửi góp ý, khiếu nại theo đúng quy trình”. Mục đích việc làm của bị cáo không chỉ là phân tích, kiến nghị với tinh thần xây dựng đơn thuần mà là tuyên truyền chống nhà nước.
“Bất cứ công dân nào cũng thấy việc bị cáo viết bài, trả lời phỏng vấn đăng tải trên các trang tin nước ngoài như vậy là vi phạm” - Chủ tọa phiên tòa khẳng định trong bản án."
1115: Blogger Beo chế diễu: "Chán, vì thất vọng. Một vở diễn tồi với 5 luật sư, 1 bị Kù đuổi, 1 tòa đuổi, 3 tự đuổi." Blogger này hứa sẽ viết thêm chi tiết về phiên xử.
1110: Trang blog Nguyễn Xuân Diện cho biết trước phiên tòa, một số tướng lĩnh của Đảng Cộng sản ký tên vào "Thỉnh nguyện thư yêu cầu giải oan và trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ", trong đó có Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.
Công an đưa tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ ra tòa ở Hà Nội hôm 4/4/2011
1103: Trên trang Chungta.com, có bài của  Bùi Quang Minh liên hệ giữa phiên tòa và bài học chung về quyền con người. Tác giả này cho rằng "giữa quy định Hiến pháp và Pháp luật của chúng ta vẫn có độ vênh nào đó, cũng như giữa Pháp luật của ta và Công ước Quốc tế về Quyền con người mà nước ta tham gia cũng vậy".
1056: Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo bày tỏ suy nghĩ: "Tôi không nghĩ Ts. luật Cù Huy Hà Vũ hoàn toàn đúng, nhưng cái tinh thần, cái bầu máu nóng của anh với đất nước, với dân chủ thì chả có gì phải nghi ngờ, và chả có gì đáng lo ngại."
Trong khi đó, báo điện tử của Chính phủ Việt Nam nhận định: "Các bài viết và trả lời phỏng vấn này đã xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phỉ báng chính quyền và thể chế Nhà nước, bôi nhọ cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân Việt Nam."
1040: Blogger Phạm Viết Đào  bình luận "không thể buộc tội Ts Cù Huy Hà Vũ phạm tội chống nhà nước".
1033: Truyền thông nhà nước bắt đầu loan tin về kết quả phiên xử. Báo Người Lao Động viết: "Tại phiên xử ngày 4-4, theo đại diện VKSND TP Hà Nội, bị cáo có thái độ ngoan cố, không chịu nhận tội tại tòa. Hành vi phạm tội của bị cáo được thực hiện nhiều lần trong thời gian dài. VKSND coi đây là tình tiết tăng nặng."
1017 (giờ Anh): Sứ quán Mỹ ở Hà Nội nói với BBC rằng họ sẽ sớm ra phản ứng về vụ xử.
0900 (giờ Anh) Phiên tòa sơ thẩm xử tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự kết thúc nhanh chóng vào đầu giờ chiều hôm 04/04 tại Hà Nội.
Tin mới nhất cho hay tòa tuyên án 7 năm tù, cộng 3 năm quản chế tại gia cho ông Vũ, chỉ nửa tiếng sau khi nghỉ ăn trưa họp lại.
Tuy nhiên người thân của ông đặt câu hỏi về tính hợp pháp của phiên tòa, vì đồng loạt cả bốn luật sư bào chữa cho ông đã tuyên bố ngừng tham gia từ cuối buổi sáng khi yêu cầu cung cấp tài liệu của họ không được tòa đáp ứng.
Thông tin cập nhật về phiên tòa, tuy được lưu truyền rộng rãi trên các trang mạng, không được nhắc tới trong các bản tin của báo chí chính thống.
Các nhân chứng cho hay ngay từ sáng sớm, bên quanh Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, nơi phiên xử diễn ra, hàng rào an ninh được thắt chặt.
Giao thông trên phố Hai Bà Trưng bị ách tắc nghiêm trọng
Một nhân chứng
Tuy nhiên điều đó cũng không ngăn cản hàng trăm người đổ tới theo dõi phiên tòa mà một số báo chí nước ngoài nhận định là "lớn nhất Việt Nam" trong một thời gian.
Tòa bắt đầu xử vào khoảng 8 giờ sáng, nghỉ trưa vào lúc 12 giờ và mở lại và
o đầu giờ chiều.
Hãng thông tấn Pháp AFP nói ông Cù Huy Hà Vũ đeo cà vạt đã xuất hiện trước tòa.
Chủ tọa phiên tòa là ông Nguyễn Hữu Chính, Chánh tòa Hình sự, TAND TP Hà Nội.

Xử công khai?

Có bốn luật sư tham gia bào chữa cho ông Vũ.
LS Lê Quốc Quân (người đeo kính)
Công an khuyến cáo đám đông bên ngoài giải tán
Sau phần đọc cáo trạng, trước khi bắt đầu tranh tụng, các luật sư nêu yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan cáo trạng cho ông Cù Huy Hà Vũ nhưng tòa đã bác yêu cầu này.
Bởi vậy, theo thân nhân ông Vũ có mặt bên ngoài tòa, các luật sư đã 'ngừng tham gia'. Thế nhưng, phiên tòa vẫn được tiếp tục và tuyên án.
Báo chí nước ngoài chỉ được cử hai đại diện tới theo dõi đưa tin phiên xử cùng một số thành viên ngoại giao đoàn.
Báo Thanh Niên trong bản tin ngắn hôm thứ Hai nói phiên tòa diễn ra "công khai" trước sự chứng kiến của báo chí trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, hãng AFP đưa tin chỉ có một số ít nhà báo và nhân viên ngoại giao được vào quan sát phiên tòa qua màn hình vô tuyến với chất lượng âm thanh xấu, trong một phòng họp ở bên cạnh.
Phóng viên của hãng này có mặt bên ngoài tòa án cũng bị mời đi.
Những ngày gần đây, trên các diễn đàn mạng và các trang blog đã có nhiều lời kêu gọi người dân đổ tới 43 Hai Bà Trưng, địa chỉ tòa án, để ủng hộ ông Cù Huy Hà Vũ và thân nhân, trong ngày xử án mà một số tổ chức người Việt gọi là 'Ngày V'.
Một nhân chứng nói với BBC: "Giao thông trên phố Hai Bà Trưng (8g30-9g sáng) bị ách tắc nghiêm trọng."
Công an cũng dựng rào chắn đường xung quanh tòa án.
Trong số những người tới theo dõi vụ xử có luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân.
Ông đã bị ngăn cản không cho đứng trong đám đông ở bên ngoài.
Blogger Người Buôn Gió, người cũng đã có mặt tại hiện trường sáng 04/04, nói với BBC rằng ông Lê Quốc Quân đã bị công an đưa đi chỗ khác. Bản thân blogger này cũng bị cảnh báo nếu không rút lui sẽ 'bị bắt'.
Giới chức khuyến cáo đám đông bên ngoài giải tán về nhà.
Trước vụ xử, một số luật sư trong và ngoài nước đã gửi kiến nghị lên các đại biểu Quốc hội Việt Nam đề nghị xem lại điều 88 Bộ Luật hình sự.

Chống Nhà nước

Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, phu nhân ông Cù Huy Hà Vũ, đã được phép vào trong phòng xử án. Tuy nhiên em gái ông, bà Cù Thị Xuân Bích, không được giấy mời để vào tham dự.
Cáo trạng của tòa nói trong thời gian 2009-2010, ông Cù Huy Hà Vũ đã có nhiều bài viết, bài trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài và đăng tải trên mạng internet với nội dung " tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam".
Ông Vũ cùng từng khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hai lần xung quanh các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên.
Ngay trước phiên tòa, một số giáo xứ đã tổ chức thắp nến cầu nguyện cho vị tiến sỹ luật, người đã từng trợ giúp luật pháp cho giáo dân trong một số vụ rắc rối với chính quyền.
Vào đây để xem ý kiến độc giả.
Vợ tiến sĩ Hà Vũ, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà trong buổi thắp nến cầu nguyện cho chồng bà