Saturday, December 18, 2010

Đảng dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi chệch hướng?

Mời các bạn theo dõi bài thời sự sau đây trích từ trang web Đài Á Châu Tự Do: http://www.rfa.org/vietnamese/

Đảng dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi chệch hướng? (phần 1)

2010-12-17
Còn chưa đầy một tháng nữa, Đảng CSVN sẽ tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần XI.


AFP PHOTO

Đại hội đảng CSVN lần X.

Trong dự thảo văn kiện đại hội đảng lần này, đảng vẫn khẳng định con đường đi lên CNXH là đúng đắn và tiếp tục dẫn dắt cả nước Việt Nam “tiến lên” CNXH.
Nhiều câu hỏi được đặt ra như: CNXH mà chúng ta đang đi tới là gì? Vì sao Việt Nam phải kiên định con đường đi lên CNXH? Bao nhiêu năm nữa thì Việt Nam xây dựng thành công CNXH? Và vì sao các khái niệm liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội…phải gắn với “định hướng XHCN”? Rất nhiều người lo ngại, phải chăng ĐCSVN đang tiếp tục dẫn dắt dân tộc đi chệch hướng.
Để làm rõ thêm một số khái niệm, mời quý vị cùng Thông tín viên Ngọc Trân tìm hiểu thêm một số quan điểm trong dự thảo văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XI, cũng như các ý kiến phản bác của giới trí thức và các đảng viên cao cấp.

“Kiên định” đường lên CNXH

Chủ nghĩa Mác-Lênin có điều đúng và có điều sai, nhất là những dự đoán của Mác và Lênin về cái gọi là chủ nghĩa xã hội, sai rồi, mà rõ ràng là thực thi 70 năm đã thất bại rồi”!
GS Trần Phương
Cũng như các đại hội trước, đại hội đảng lần thứ XI vẫn tiếp tục “khẳng định tính đúng đắn về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.
Mặc dù đưa các dự thảo văn kiện với mục đích lấy ý kiến của dân, thế nhưng trong “Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Ban Chấp hành Trung ương Đảng không còn hỏi ý kiến của dân nữa, mà đã khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư ĐCSVN cũng đã khẳng định, rằng: “Chúng ta khẳng định một lần nữa luận điểm đúng đắn mà Đảng ta đã nêu lên trong Cương lĩnh năm 1991: ‘Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội, vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử’.”
Hkg3965896-200.jpg
Hà Nội treo cờ và biểu ngữ kỷ niệm 65 Quốc Khánh, ành chụp 31-08-2010. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.

Liên quan đến sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô cũ và các các nước Đông Âu, dự thảo cương lĩnh này cho rằng: “Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là một tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhưng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới, giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước hồi phục. Tuy nhiên, các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và cánh tả vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tìm cách xoá bỏ chủ nghĩa xã hội”.
Do ĐCSVN “kiên định với lập trường XHCN”, cho nên trong hướng dẫn lấy ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội XI, Ban Tuyên giáo Trung ương đã yêu cầu: “Không đăng và phát trên các phương tiện thông tin đại chúng những ý kiến phản bác chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về học thuyết Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về vai trò lãnh đạo của Đảng”.

Đảng viên cao cấp phản bác

Bởi do nhận thấy, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về học thuyết Mác-Lê nin hoàn toàn mâu thuẫn với thực tế mà Việt Nam và các nước đã trải qua, cho nên mặc dù Ban Tuyên giáo Trung ương đã ngăn cản mọi góp ý, phản bác về con đường mà đảng đã áp đặt cho cả dân tộc, thế nhưng trên thực tế, đảng không thể ngăn chặn những tiếng nói phản biện rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. 
Không có lý do gì để chúng ta kiên định một cách máy móc, học thuyết Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành động.
PGS Đào Công Tiến

Hai tháng trước, Hội Khoa học Kinh tế và Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, thuộc Bộ Kế hoạch - Đầu tư, đã tổ chức hội thảo góp ý cho Văn kiện Đại hội XI. Hội thảo này có sự tham dự của rất nhiều trí thức, các vị nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng và  Nhà nước, cùng các nhà khoa học và các cán bộ nghiên cứu từ Văn phòng Trung ương và Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng.
Cũng tại hội thảo này, GS Trần Phương, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ và hiện là Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, đã đưa ra nhận xét về CNXH và chủ nghĩa Mác-Lênin trong dự thảo cương lĩnh của đảng như sau: “Ông đưa ra một cái cương lĩnh, cương lĩnh tức là cái đảng này phải tiến lên đến đâu, nó đi theo con đường nào. Thế mà cương lĩnh của ông, ông nói chủ nghĩa Mác-Lênin, thì chủ nghĩa Mác-Lênin có điều đúng và có điều sai, nhất là những dự đoán của Mác và Lênin về cái gọi là chủ nghĩa xã hội, sai rồi, mà rõ ràng là thực thi 70 năm đã thất bại rồi”!
Phát biểu tại hội thảo này, PGS Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế, TP HCM đã nói: “Về cương lĩnh, vấn đề thứ nhứt là vấn đề kim chỉ nam, tôi cho rằng cứ kiên định, cứ khăng khăng giữ lấy kim chỉ nam như chúng ta giữ trong thời gian qua cho đến nay là không ổn, vì học thuyết Mác-Lênin cho đến nay, cuộc sống đã chỉ cho chúng ta khá rõ có cái trước trúng nay trúng. Có cái trước trúng nay không còn phù hợp vì bối cảnh lịch sử đã thay đổi quá nhiều. Có những cái trước và nay đều trật hết. Thế thì không có lý do gì để chúng ta kiên định một cách máy móc, học thuyết Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành động”.
Del357323-250.jpg
Trung tâm thành phố biển Nha Trang được treo cờ để kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng, ảnh chụp hôm 02-02-2010. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.

Về mô hình XHCN, ông Đào Công Tiến cho rằng, đã đến lúc VN nên đoạn tuyệt với nó và thay thế bằng một nền kinh tế thị trường hiện đại, cùng với một xã hội dân chủ và pháp quyền: “Đem cái mô hình kinh tế tổng quát nhà nước hóa, công hữu hóa, kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp thay cho kinh tế thị trường, dân chủ và pháp quyền, thì cái mô thức tổ chức xã hội đó, XHCN đó, tôi cho rằng đã đến lúc phải đoạn tuyệt. Và thay vào đó là cái mô thức tổ chức xã hội hiện đại, kinh tế thị trường hiện đại, dân chủ và pháp quyền”.
GS Trần Phương thì cho rằng, đảng đã sai lầm khi chọn chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng của đảng. GS Trần Phương đã phát biểu như sau: “Thất bại thì rõ ràng rồi! Ông nói chế độ công hữu, thì chế độ công hữu làm mất động lực của xã hội, ông phải trở lại chế độ tư hữu đấy. Ông nói là chuyên chính vô sản, thì ông phải trở lại chế độ dân chủ đấy. Ông nói là phải kế hoạch hóa tập trung, cuối cùng ông phải trở lại kinh tế thị trường đấy. Đó là một sự thất bại rõ ràng rồi, thế thì ông nói cái gì đây? Cho nên, ông nói chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của đảng ta, thì tôi không hiểu, xác định nền tảng tư tưởng, thì cái gì là nền tảng, còn cái gì không là nền tảng chứ”?
“Tôi muốn nói thêm là hiện nay người Việt Nam chúng ta, thích nói một cách, làm một cách. Thế tôi hỏi ông là bây giờ ông nói là nền tảng của ông là chủ nghĩa Mác – Lênin thì chủ nghĩa Mác – Lênin là cái gì đây? Thế ông không nói chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử đâu? Cái chuyện đó xa xôi, với các nhà học thuật thôi. Có phải không? Thế bây giờ chủ nghĩa Mác – Lênin là cái gì, mà ông nói là nền tảng của ông”?
Trong khi Đảng CSVN vẫn kiên định con đường đi lên CNXH thì giới trí thức, các nhà khoa học và các đảng viên cao cấp ở Việt Nam vẫn không hiểu cái CNXH mà đảng đang dẫn dắt cả dân tộc đi tới đó là cái gì. Ý kiến của những người đã từng nắm giữ trọng trách trong bộ máy đảng về “CNXH” và “định hướng XHCN” ra sao? Mời quý vị đón theo dõi.

Đảng dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi chệch hướng? (phần 2)

2010-12-18
Chủ nghĩa xã hội mà Đảng CSVN đã và đang dẫn dắt cả dân tộc đi tới đó là cái gì?


AFP PHOTO
Bộ ba lãnh đạo VN, các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nông Đức Mạnh (từ trái sang), cùng bấm nút thông qua một nghị quyết tại phiên họp Quốc hội hôm 20-5-2009 ở Hà Nội.

Câu hỏi này được đặt ra bởi các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, cũng như nhiều trí thức đảng viên cao cấp, những người từng nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy của đảng và nhà nước. Phải chăng Đảng CSVN đang tiếp tục dẫn dắt cả dân tộc Việt Nam đi sai đường?
Mời quý vị nghe Ngọc Trân trình bày tiếp những mối lo ngại của các cựu lãnh đạo đảng.

Chủ nghĩa Xã hội chỉ để “bịp thiên hạ”?

Sau khi xem qua các bản dự thảo văn kiện ĐH đảng của BCH Trung ương, rất nhiều đảng viên cao cấp đã bày tỏ mối lo ngại khi nhận ra rằng, Đảng CSVN vẫn tiếp tục dẫn dắt cả nước đi lên CNXH.
Tại cuộc hội thảo góp ý cho văn kiện ĐH XI, GS Trần Phương, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ, đã nêu lên những câu hỏi về CNXH như sau: “Bây giờ trong cái cương lĩnh này, ông đều nói chủ nghĩa Mác – Lênin và ông đều nói XHCN.
Nhưng tôi hỏi các anh đây, các anh đây là người đọc sách nhiều nhất. Tôi hỏi ông, CNXH bây giờ là cái gì, tôi đố ông trả lời được đấy.
Thế bây giờ CNXH của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác.
GS Trần Phương
Cái điều mà ông Mác nói về CNXH là chế độ công hữu chiếm địa vị thống trị, còn ông, thu hẹp cái sở hữu tư nhân đi đến xóa bỏ sở hữu tư nhân và thị trường tự do. Ông làm lộn ngược rồi”.
GS Trần Phương cho rằng, khái niệm CNXH được đưa ra chỉ để bịp thiên hạ. GS nói tiếp: “Thế bây giờ CNXH của ông là cái gì đây? Thật ra mà nói, chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác. Đến tôi bây giờ, tôi cũng không biết cái CNXH mà chúng ta sẽ đi là cái CNXH gì đây?
Có nhiều người bảo rằng, thôi thì ta cứ đành lấy khẩu hiệu ‘dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh’, đó là CNXH. Tôi xin lỗi ông, đấy không phải CNXH!
Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tôi hỏi anh, anh đã bằng thằng Thụy Điển và thằng Na Uy chưa? Nó không có xã hội dân chủ, cũng công bằng mà công bằng hơn ông, mà văn minh thì tất nhiên là hơn ông rồi.
Thế thì cái CNXH mà anh bảo rằng là lấy cái khẩu hiệu ‘dân giàu, nước mạnh’ mấy cái câu đó mà thay thế cho CNXH, đấy là CNXH của tớ đấy. Tôi nghĩ không đúng. Ông bịp thiên hạ với cái chữ CNXH của ông!”
Hkg3965896-200.jpg
Hà Nội treo cờ và biểu ngữ kỷ niệm 65 Quốc Khánh, ành chụp 31-08-2010. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.

GS Trần Phương cho rằng, những người viết “Dự thảo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” đã không hiểu hết những điều họ viết. Điều này thật là nguy hiểm bởi đây là cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam trong tương lai.
Ông Trần Phương phát biểu: “Cho nên tôi đề nghị là nếu ông muốn trung thực với ông thì cái cương lĩnh của ông đó thì ông phải xác định cho tôi xem cái định hướng XHCN là cái gì? Mà cái CNXH ông theo đuổi, nó sẽ là cái gì. Chứ bây giờ chính ông cũng bí cơ mà, chính ông cũng bí.
Tôi nói là những người viết cái chiến lược đó, ông định nghĩa cho tôi: cái xã hội XHCN mà ông nói là cái gì đây? Đại để ông nói tôi nghe rõ thế nào là CNXH, theo ông quan niệm?
Còn nếu mà ông nói là “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh” thì xin lỗi ông, bọn tư bản nó đầy. Nó làm như thế cả. Ông làm chả khác gì nó, thậm chí kém hơn nó.
Ngay đại hội X, tôi đã phát biểu thẳng với các anh lãnh đạo rồi. Tôi nói là, định hướng XHCN là cái gì, các ông phải ghi ra. CNXH mà chúng ta tiến tới là cái gì, ông phải ghi ra. Nhưng mà một câu thách đố đơn giản như vậy mà họ không làm nổi”.

“Định hướng XHCN” là gì?

Cũng như khái niệm CNXH, khái niệm “định hướng XHCN” đã gây thắc mắc cho nhiều vị là đảng viên cao cấp.
Trong một bài phát biểu, ông Nông Đức Mạnh cho rằng: “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
Mặc dù trong các bài phát biểu, lãnh đạo Đảng CSVN đều nói về “định hướng XHCN”, thế nhưng khi được hỏi về khái niệm này, ông Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, trả lời báo Vietnamnet hôm 5 tháng 10 rằng, cho đến nay ông vẫn chưa hiểu “định hướng xã hội chủ nghĩa” là gì.
Tôi nói là, định hướng XHCN là cái gì, các ông phải ghi ra. Nhưng mà một câu thách đố đơn giản như vậy mà họ không làm nổi.
GS Trần Phương
Có cùng thắc mắc với ông Nguyễn Trung, GS Trần Phương cũng không rõ cái ‘định hướng XHCN’ mà đảng và nhà nước đề ra, đó là cái gì.
GS Trần Phương cho biết: “Đại hội X, tôi đã nói trước Bộ chính trị, tôi nói là các anh định nghĩa cho tôi nghe là cái CNXH mà chúng ta chủ trương đây là cái gì? Cũng không ai trả lời.
Rồi tôi hỏi là ông nói định hướng XHCN, thì cái định hướng đó là cái gì? Tôi xin lỗi các nhà lý luận ngồi đây, là các ông cũng không trả lời được. Có phải không? Ông nói về định hướng XHCN, thì định hướng của ông là cái gì đây, ông nói cho tôi nghe?”
Trong khi các đảng viên cao cấp không hiểu “định hướng XHCN” là gì, thì ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Đảng CSVN giải thích rằng: “Định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta là: thứ nhất, thực hiện mục tiêu ‘dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’. Giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn”.
dai-hoi-dang-x-250.jpg
Đại hội đảng CSVN diễn ra 5 năm một lần, quyết định tất cả mọi đường lối, chính sách cũng như thành phần lãnh đạo đất nước. AFP photo.

GS Trần Phương cho rằng, xóa đói, giảm nghèo không thể là ‘định hướng XHCN’: “Ông bảo là xóa đói giảm nghèo, xin lỗi ông, cả thế giới nó làm. Mà Liên Hiệp Quốc nó đang giúp ông hẳn cái việc ấy đó, thế chả nhẽ nó giúp ông xây dựng XHCN nhà ông đấy à? Xóa đói giảm nghèo, giỏi lắm thì ông nói được cái định hướng XHCN là xóa đói giảm nghèo, nhưng mà ông còn thua xa ba cái thằng tư bản.
Cho nên tôi cảm thấy là, viết thế nào thì tôi chưa nói, nhưng đại để là ông đừng đao to búa lớn quá. Lúc nào cũng là ‘nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin’, lúc nào cũng là ‘định hướng XHCN’ rồi ‘xây dựng CNXH’, và thậm chí bây giờ có chỗ ông còn viết là chúng ta đang ‘quá độ lên CNXH’”.
Cũng như ông Nguyễn Trung và GS Trần Phương, bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống đốc NHNN VN cũng không biết cái ‘định hướng XHCN’ là gì.
Bà Hương cho biết: “Trong cương lĩnh, viết thì rất hay, nhưng đưa ra rất nhiều khái niệm mà tôi chẳng hiểu được, như khái niệm mà chúng ta vẫn cứ lúng ta lúng túng là ‘một nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN’.
Riêng ngân hàng, không biết ‘kinh tế thị trường có định hướng XHCN’ trong hoạt động ngân hàng, là cái gì?
Cho nên, từ công nghiệp hiện đại, cũng theo định hướng XHCN, phát triển kinh tế thị trường cũng theo XHCN, rồi xây dựng nền dân chủ cũng theo XHCN, thì tôi không hiểu nó là cái gì cả.
Bà Dương Thu Hương
Ngoài ra lại còn phát triển công nghiệp hiện đại, trở thành một nước công nghiệp hiện đại ‘theo định hướng XHCN’. Không biết công nghiệp hiện đại ‘theo định hướng XHCN’ là cái gì? Thế công nghiệp của XHCN khác với công nghiệp tư bản à? Thế thì tại sao phải có cái đuôi ‘theo định hướng XHCN’?
Thế rồi ‘xây dựng một nền dân chủ XHCN’. Đúng là ngày xưa học về Mác – Lênin có câu ‘dân chủ của CNXH thì dân chủ gấp trăm lần tư bản’. Thế nhưng, tôi thì tôi nghĩ, dân chủ ở đâu cũng giống nhau thôi, là người dân được phép nói, đấy là dân chủ. Xã hội tạo điều kiện cho dân được nói, pháp luật tạo điều kiện cho dân được nói, thì đấy là dân chủ. Xã hội nào cũng thế, lại còn cái dân chủ XHCN nữa.
Cho nên, từ công nghiệp hiện đại, cũng theo định hướng XHCN, phát triển kinh tế thị trường cũng theo XHCN, rồi xây dựng nền dân chủ cũng theo XHCN, thì tôi không hiểu nó là cái gì cả”.
Việt Nam đang theo “Kinh tế thị trường” hay “định hướng XHCN”? Đảng CSVN thực sự có còn đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động như đảng tuyên bố hay không? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.

Đảng dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi chệch hướng? (phần 3)


AFP photo/Hoang Dinh Nam
Một người lính đứng trước áp phích chào mừng Quốc Khánh 2/9 tại Hà Nội, ảnh chụp hôm 1/9/2010.
Tuy mô hình CNXH thực tế đã áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, nhưng không mang lại kết quả, và ở Việt Nam, sau bao nhiêu năm xây dựng CNXH, chưa ai nhìn thấy CNXH là gì.
Trong khi các lãnh đạo đảng hàng đầu cũng không thể giải thích được CNXH mà chúng ta đang đi tới nó có hình thù như thế nào, thế nhưng ĐCSVN nhất định đưa cả nước tiến lên CNXH. Điều này đã khiến cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam lo ngại, rằng CNXH là không có thật, do Việt Nam đã mất mấy chục năm “tiến lên CNXH” mà vẫn không thấy tới.
Ngoài các khái niệm “CNXH”“định hướng XHCN”, những quan điểm nào trong dự thảo văn kiện Đại hội đảng, gây nhiều tranh cãi? Ngọc Trân trình bày tiếp.

“Kinh tế thị trường” hay “định hướng XHCN”?

Khái niệm “Định hướng XHCN” đã được gán ghép vào hầu hết các cụm từ liên quan đến chính trị, văn hóa, xã hội… như: “xã hội XHCN”, “nhà nước pháp quyền XHCN”, “dân chủ XHCN”, “công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN”, “định hướng XHCN” còn được ghép vào nền kinh tế ở VN, trở thành “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, và ĐCS cho rằng đây là khám phá mới, một sự sáng tạo của đảng.
Theo định nghĩa, kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do, được vận hành theo quy luật cung cầu của thị trường và là nền kinh tế lấy kinh tế tư nhân làm chủ đạo. Ngược lại với kinh tế thị trường, kinh tế XHCN là nền kinh tế chỉ huy, do chính phủ trung ương điều khiển và kinh tế XHCN chỉ có sở hữu nhà nước và sở hữu hợp tác xã, không hề có sở hữu tư nhân như nền kinh tế thị trường. Và do vậy, khái niệm “kinh tế thị trường” “XHCN” là hai khái niệm trái ngược nhau, nên không thể đi cùng với nhau.



NongDucManh-200.jpg
Tổng bí thư đảng CSVN Nông Đức Mạnh. AFP PHOTO

Các lãnh đạo đảng cho rằng, sau đổi mới, đất nước phát triển là nhờ “kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Ông Nông Đức Mạnh đã phát biểu: “Về ‘tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước. Sau 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp trước đây sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Trái với quan điểm của ông Nông Đức Mạnh, GS Trần Phương nói rằng đổi mới ở VN chính là quay trở lại nền kinh tế thị trường mà VN đã từ bỏ: “Ông phải trung thực với chính ông. Tôi nói là khi chúng ta đổi mới là chúng ta lùi lại. Lùi lại chế độ tư hữu, lùi lại nền kinh tế thị trường, từ bỏ cái mô hình CNXH do Mác phác thảo ra”.
Cùng quan điểm với GS Trần Phương, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng Việt Nam phát triển là do chuyển sang “kinh tế thị trường” chứ không phải nhờ cái “định hướng XHCN”.
TS Trần Đình Thiên đã nói: “Có lẽ trong 25 năm vừa rồi, cái điều chúng ta đạt được quan trọng nhất là thị trường, là chuyển sang thị trường chứ không phải giữ cái định hướng XHCN. Bây giờ phải nhìn nhận thẳng thắn như vậy. Thế thì đến bây giờ chúng ta nhìn lại cái công thức phát triển ấy là kinh tế thị trường định hướng XHCN, là nên được hiểu như thế nào cho nó rõ ràng? Nếu không minh bạch chỗ này, không rõ ràng chỗ này thì có thể là cái đoạn đi tới của ta gặp vấn đề.
Có lẽ trong 25 năm vừa rồi, cái điều chúng ta đạt được quan trọng nhất là thị trường, là chuyển sang thị trường chứ không phải giữ cái định hướng XHCN.
TS Trần Đình Thiên
Có lẽ mấy điểm không rõ ràng về mặt khái niệm, mà cái khái niệm này là khái niệm cơ bản để thiết kế ra đường lối phát triển. Đây là thời điểm mà tôi nghĩ rằng bàn cương lĩnh là bàn đến khái niệm lớn, những cái định hướng lớn cho một đường lối phát triển thì có mấy điểm tôi thấy mấy cái điểm chưa rõ ràng là thế này. Thứ nhất chúng ta đều biết đó là định hướng XHCN, nói thế thôi nhưng mà XHCN ngày xưa có được định nghĩa đâu cho rõ được, bởi vì nó gắn với cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Thế còn định hướng XHCN mà nó gắn với thị trường là không rõ”.
TS Trần Đình Thiên cho rằng, sở dĩ đảng đưa cái “định hướng XHCN” vào trong “kinh tế thị trường” là do vẫn còn nuối tiếc, chưa muốn VN trở thành kinh tế thị trường. Ông Thiên đã nói: “Khi mà chúng ta đưa định hướng XHCN vào, đưa cái khái niệm gọi là lực lượng chủ đạo trong kinh tế thị trường vào thì cái đấy nó hàm một cái ý tứ ở bên trong đấy, tức là chúng ta không muốn chấp nhận thị trường. Nó có một cái nuối tiếc, không muốn, từ từ thôi, càng chậm càng tốt. Cố gắng phanh hãm lại và như thế có lẽ rằng là cái cuộc chơi thị trường không bao giờ có thể phát triển”.

Đảng đại diện cho GCCN và nhân dân lao động?


Công nhân đình công. AFP Photo.
Công nhân đình công. AFP Photo.

Một quan điểm khác trong dự thảo cương lĩnh đã gây tranh cãi, đó là: ĐCSVN cho rằng, đảng vẫn còn đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Trong dự thảo cương lĩnh có đoạn: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”.

Trong một lần đến thăm công nhân ở mỏ than Quảng Ninh hồi tháng 3 năm nay, TBT Nông Đức Mạnh một lần nữa đã nhấn mạnh: “Đảng ta là đảng của ai? Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại diện đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.
Các đồng chí nằm trong lực lượng tiên phong đó, một lực lượng nòng cốt, lực lượng của liên minh công nông. Các đồng chí là nền tảng của toàn bộ khối đại đoàn kết của toàn dân tộc, thì đây chính là chỗ dựa nền tảng vững chắc của đảng nhất của đảng để lãnh đạo cách mạng đất nước ta. Mong các đồng chí phát huy tốt, xây dựng tốt, thì phải hiểu hết tính chất, vai trò của giai cấp công nhân của chúng ta”.
Chúng ta dựa vào các ông đại gia đấy chứ. Mà đại gia đó còn lớn hơn nhà nước, là quốc doanh.
TS Lưu Bích Hồ
Phản bác lại quan điểm này, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng, đảng đã không còn đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động: “Nền tảng xã hội của chúng ta là gì? Đảng ta đang dựa vào nền tảng xã hội gì? Kinh tế thì nói là quốc doanh, chủ đạo, tư nhân, vậy nền tảng xã hội, chính trị của chúng ta là gì? Liên minh giai cấp công nhân, nông dân với trí thức, đó là nền tảng xã hội chứ gì?
Bây giờ tôi xin hỏi: giai cấp công nhân của chúng ta bây giờ thế nào mà các ông bảo rằng là lãnh đạo? Chúng ta có dựa được giai cấp công nhân không? Mà giai cấp công nhân đang khốn nạn đây. Lãnh đạo xã hội làm sao mà lãnh đạo được? Quốc hội có dựa vào giai cấp công nhân không? Đảng có dựa vào giai cấp công nhân không? Cái đó nói mồm thế thôi chứ thực tế không có.
Chúng ta có dựa vào giai cấp nông dân không? Nông dân khổ như thế, khó khăn như vậy. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh là cái sai lầm lớn là đầu tư kém vào nông nghiệp và nông thôn, mặc dù có rất nhiều nghị quyết. Khi chúng ta khủng hoảng vừa rồi, chúng ta mới thực sự thấy vai trò của nông nghiệp và nông thôn, nông dân. Chứ còn bình thường mà nói, để ý gì bao nhiêu đến nông dân và nông thôn. Nói như vậy chứ có phải là chỗ dựa thật vững chắc của đảng đâu?

 

123144-big_VN-QuangNgai-250.jpg
Lực lượng của chính quyền Quảng Ngãi trước khi xông vào cưỡng chế đất. Photo courtesy of NguoiViet.

Đảng ta có dựa vào trí thức không? Cũng không luôn. Thế là ba cái anh mà đã viết ra trong văn kiện, để là chỗ dựa nền tảng xã hội và chính trị của chúng ta đấy, chúng ta không dựa được, đúng không. Chúng ta nói mà chúng ta không làm được. Thế còn một nền tảng nữa rất quan trọng, đó là doanh nhân. Thế thì chúng ta dựa vào doanh nhân loại nào? Đâu có dựa vào doanh nhân tư nhân? Chúng ta dựa vào các ông đại gia đấy chứ. Mà đại gia đó còn lớn hơn nhà nước, là quốc doanh. Đấy, chỗ dựa của chúng ta là như thế”.

Cùng quan điểm với TS Lưu Bích Hồ, bà Dương Thu Hương, nguyên Phó Thống đốc NHNN đã nói, thực trạng đời sống của công nhân và nhân dân lao động ngày càng bị áp bức, bóc lột.
Bà Hương cho biết: “Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng giãn rộng ra, ngày càng trầm trọng, chứ không phải được thu hẹp lại. Không phải là chênh lệch giữa các vùng, các miền còn lớn, mà trong này (văn kiện) không hề nói tới khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Và bây giờ hình thành nên những nhà tư sản đỏ. Còn dân nghèo, tôi cũng được vinh dự mấy năm ở quốc hội được tiếp ruộng với nông dân, tôi thấy họ quá khổ, quá bị áp bức bóc lột luôn. Hơi một tí bị tù, hơi một tí bị thế nọ, thế kia, và đất đai bị tước đoạt luôn.
Chị Hương ơi, nó đã trói tôi như một con chó, nó quẳng ra giữa đường và đất đai tôi nó đã tịch thu.
Một thương binh
Ba mươi Tết, tôi nhớ có một ông thương binh gọi điện cho tôi: ‘Đến giờ này họ còn đuổi tôi ra khỏi nhà để họ giải phóng mặt bằng’. Tôi phải gọi điện cho đồng chí bí thư dưới tỉnh mà tôi làm đại biểu: ‘Anh ơi, có gì đấy, anh để cho qua Tết đi, anh đừng làm như thế này, đến Tết mà, người ta thương binh, người ta ăn Tết ở đâu’. Như vậy là ông ta không nói gì cả.
Nhưng mà sáng hôm sau, anh thương binh đó gọi điện cho tôi: ‘Chị Hương ơi, nó đã trói tôi như một con chó, nó quẳng ra giữa đường và đất đai tôi nó đã tịch thu’.
Tôi nói thật, mà người ta thương binh, chứ không phải là một dân thường, cái điều đó tôi rất là đau, và tôi cảm nhận rằng, bao nhiêu năm, bao nhiêu người hy sinh chiến đấu để được cái ngày hôm nay, nhưng mà bây giờ người ta cư xử với những người cống hiến cho nền độc lập của đất nước này như thế, tôi đau vô cùng, nhưng tôi không làm gì được”.


Ngoài các quan điểm đã nêu, những quan điểm nào trong dự thảo văn kiện Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội Đảng lần thứ XI, đã và đang gây tranh cãi? Mời quý vị đón nghe trong chương trình phát thanh kỳ tới.

Đảng dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi chệch hướng? (phần 4)

2010-12-20
Trong kỳ phát thanh trước, một số cán bộ nghiên cứu, các nhà khoa học, các vị lãnh đạo đã từng nắm giữ các trọng trách trong bộ máy đảng và nhà nước, cho rằng, Việt Nam phát triển là nhờ “kinh tế thị trường” chứ không phải “định hướng XHCN”.


AFP

Cộng sản ở Nga sụp đổ kéo theo các nước cộng sản Đông Âu .1990, bức ảnh nổi tiếng cho thấy tượng Staline bị kéo sập ở Tiệp Khắc .

Ngoài ra, các vị này còn khẳng định rằng, Đảng CSVN đã không còn đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
 Ngoài các quan điểm trên, những quan điểm nào trong các bản dự thảo văn kiện, gây tranh cãi? Ngọc Trân trình bày tiếp.

CNXH sụp đổ là cơ hội cho VN

Trong “Dự thảo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH”, BCH Trung ương Đảng đã viết: “Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là một tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới”.
Quan điểm trên đã được TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới, nói rằng, CNXH sụp đổ là “cơ hội” cho Việt Nam, thay vì “tổn thất”. TS Võ Đại Lược đã nói: “Rất nhiều quan điểm khó có thể chấp nhận. Ví dụ đánh giá về CNXH sụp đổ là một tổn thất hết sức to lớn v.v… Thế không thấy nó là một thời cơ à? Nếu như cái mô hình CNXH Xô-Viết không sụp đổ thì liệu chúng ta có đổi mới không? Tôi chắc là không có! Đó là thời cơ chứ không phải chỉ là tổn thất. Cho nên đánh giá không đúng”.
Đánh giá về CNXH sụp đổ là một tổn thất hết sức to lớn v.v… Thế không thấy nó là một thời cơ à? Nếu như cái mô hình CNXH Xô-Viết không sụp đổ thì liệu chúng ta có đổi mới không? Tôi chắc là không có! Đó là thời cơ chứ không phải chỉ là tổn thất. Cho nên đánh giá không đúng
Về sự sụp đổ của các nước XHCN trên thế giới, TBT Nông Đức Mạnh đã phát biểu: “Chúng ta tự hào và vui mừng về thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước XHCN khác. Đồng thời không khỏi đau buồn trước những biến cố diễn ra vào thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, ngay chính trên quê hương của Cách mạng Tháng Mười, dẫn đến sự tan rã
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tiếp đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc do Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt dẫn đầu. SourceTTXVN
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tiếp đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc do Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt dẫn đầu. SourceTTXVN

của Nhà nước Liên Xô đồng thời với sự tan rã của nhiều nhà nước XHCN khác ở Đông Âu, kéo theo thoái trào tạm thời phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Song, CNXH trên thế giới đã không cáo chung vào cuối thế kỷ 20 như các thế lực thù địch từng mơ tưởng”.
Trong khi Đảng CSVN nuối tiếc về sự sụp đổ của các nước XHCN trên thế giới, và vẫn giữ quan điểm phê phán sự “thối nát”, “áp bức”, “bóc lột” của CNTB, thế nhưng chính Việt Nam đang đi theo con đường TBCN.
Trong khi Đảng CSVN nuối tiếc về sự sụp đổ của các nước XHCN trên thế giới, và vẫn giữ quan điểm phê phán sự “thối nát”, “áp bức”, “bóc lột” của CNTB, thế nhưng chính Việt Nam đang đi theo con đường TBCN.
TS Võ Đại Lược cho biết: “Đánh giá CNTB là bản chất bóc lột, áp bức các dân tộc v.v…nhưng không thấy cái sự điều chỉnh, cái sự phát triển của nó à? Nó có khủng hoảng, nhưng nó có điều chỉnh, nó có phát triển và có những mảng tiến bộ và rất tiếc Trung Quốc cũng đang đi theo con đường TBCN mà nó gọi là XHCN đặc trưng Trung Quốc, nhưng mà người ta nói rằng nó đang đi theo TBCN.
Và rất nhiều điểm Việt Nam chúng ta đây cũng du nhập kinh tế thị trường của CNTB, chúng ta không nên xem họ là thối nát v.v…và đánh giá như vậy cũng có nghĩa là những đánh giá này trái ngược với công cuộc đổi mới của chúng ta.
Việt Nam chúng ta đây cũng du nhập kinh tế thị trường của CNTB, chúng ta không nên xem họ là thối nát v.v…và đánh giá như vậy cũng có nghĩa là những đánh giá này trái ngược với công cuộc đổi mới của chúng ta.
Vậy chúng ta phát triển kinh tế để làm gì, chúng ta chơi với Tây để làm gì? Chúng ta đổi mới bậy bạ à? Đánh giá như vậy là có hại cho công cuộc đổi mới”.

Không có CNXH, Việt Nam cũng có độc lập!

Một lập luận khác mà giới trí thức và là đảng viên cao cấp đã phản bác tại hội thảo này, đó là, đảng luôn luôn cho rằng nhờ có CNXH, Việt Nam mới có độc lập, cho nên độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH.
Trong dự thảo cương lĩnh, BCH Trung ương Đảng một lần nữa đã nhấn mạnh: “Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau”.
Chúng ta viết là ‘CNXH là điều kiện bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc’, thế hóa ra là các triều đại trước của cha ông chúng ta, độc lập dân tộc, mỗi một triều đại là vài ba trăm năm, người ta không có CNXH mà vẫn độc lập dân tộc
Phản bác quan điểm trên của đảng, GS Lê Du Phong, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân, nói rằng: “Chúng ta viết là ‘CNXH là điều kiện bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc’, thế hóa ra là các triều đại trước của cha ông chúng ta, độc lập dân tộc, mỗi một triều đại là vài ba trăm năm, người ta không có CNXH mà vẫn độc lập dân tộc chứ có mất độc lập dân tộc đâu. Thế thì chỉ có CNXH mới bảo đảm vững chắc, nói như thế là quá xem thường lịch sử. Mà thực tế bây giờ chúng
Từ trái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,  chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết,  và ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Đảng
Từ trái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, và ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Đảng. AFP

ta có độc lập đây, nhưng chúng ta cũng đã có CNXH đâu? Viết như thế là xem thường cha ông ta quá mà!”
Mà thực tế bây giờ chúng ta có độc lập đây, nhưng chúng ta cũng đã có CNXH đâu? Viết như thế là xem thường cha ông ta quá mà

“CNXH đã thất bại, CNCS chỉ là ảo tưởng”!

Mặc dù Việt Nam đã bắt đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc cách nay hơn 50 năm và ở miền Nam, sau năm 1975, đảng cũng đã tuyên bố bắt đầu “thời kỳ quá độ” đi lên CNXH, thế nhưng cho đến nay, sau mấy chục năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và sau 35 năm “quá độ” đi lên CNXH ở miền Nam, chưa ai nhìn thấy CNXH mà đảng đã cất công xây dựng, có hình thù ra sao. Nhiều người đặt câu hỏi rằng, khi nào thì miền Bắc xây dựng xong CNXH, cũng như khi nào thì miền Nam xong “thời kỳ quá độ” để tiến lên XHCN?
Mặc dù Việt Nam đã bắt đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc cách nay hơn 50 năm và ở miền Nam, sau năm 1975, đảng cũng đã tuyên bố bắt đầu “thời kỳ quá độ” đi lên CNXH, thế nhưng cho đến nay, sau mấy chục năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và sau 35 năm “quá độ” đi lên CNXH ở miền Nam, chưa ai nhìn thấy CNXH
Không riêng Việt Nam, thực tế cũng đã chứng minh, CNXH không thể tồn tại. Mặc dù mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ cách nay hai thập kỷ, thế nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn “kiên định” con đường đi lên CNXH. Sau nhiều năm quyết tâm đưa cả nước đi lên CNXH không thành công, đảng đã biện minh cho sự thất bại đó là: “Chủ nghĩa xã hội là một công trình thử nghiệm xã hội vĩ đại, nó giống như bất kỳ một công trình khoa học vĩ đại nào, không thể một lần là thành công”.
Tổng Bí thư ĐCSVN đã lập luận: “Lịch sử không ngừng tiến về phía trước. Cách mạng XHCN là khám phá lớn, sáng tạo lớn, cũng là hiện thực lớn của lịch sử. Tuy nhiên, do bản chất và ý nghĩa sâu xa của nó và cũng như nhiều cuộc cách mạng khác, cách mạng XHCN không thể tiến lên một cách dễ dàng, bằng phẳng mà phải trải qua nhiều thử thách, có những lúc phải trải qua bước quanh của lịch sử”.
Cái gọi là chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng, cái gọi là chủ nghĩa xã hội, thực chất cũng thất bại rồi. Cho nên tôi nói là, đương nhiên là chúng ta không thể chấp nhận rằng chúng ta ‘tiến lên’ CNTB được. Nhưng mà không ‘tiến lên’ CNTB, thì ông tiến lên xã hội gì đây
Trái với quan điểm của ông Nông Đức Mạnh, GS Trần Phương cho rằng, CNXH và CNCS mà Việt Nam đã và đang đi tới, chỉ là ảo tưởng, do không ai biết nó là cái gì. GS Trần Phương đã phát biểu như sau: “Cái gọi là chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng, cái gọi là chủ nghĩa xã hội, thực chất cũng thất bại rồi. Cho nên tôi nói là, đương nhiên là chúng ta không thể chấp nhận rằng chúng ta ‘tiến lên’ CNTB được. Nhưng mà không ‘tiến lên’ CNTB, thì ông tiến lên xã hội gì đây, ông chưa nghĩ ra. Thật tình mà nói, tất cả những nhà lý luận ngồi đây, các đồng chí đều đã đọc sách rất nhiều rồi. Ông nào vẽ ra được cái CNXH cho cái dân tộc này thì ông đó là ông thánh rồi đấy, ông thánh Mác rồi đấy! Chưa, chưa có vị nào làm được đâu.
Về lý thuyết xây dựng “thế giới đại đồng” của CNCS, của cải được phân phối theo nguyên tắc “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, GS Trần Phương cho biết, không thể nào thực hiện được:
Bây giờ, cả trái đất này mới có 6,5 tỉ người, mà đến nước sạch cũng thiếu, chứ đừng nói đến năng lượng. Làm sao mà sống theo chủ nghĩa cộng sản theo cái kiểu mà ông mô tả ‘làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu’ được? Bất lực hoàn toàn.
Bây giờ, cả trái đất này mới có 6,5 tỉ người, mà đến nước sạch cũng thiếu, chứ đừng nói đến năng lượng. Làm sao mà sống
Tượng khổng lồ của Lenine bỉ kéo sập vứt vào một bãi rác dọc bờ sông ở Chechnya
Tượng khổng lồ của Lenine bỉ kéo sập vứt vào một bãi rác dọc bờ sông ở Chechnya. Source Gyennady Tamarin web

theo chủ nghĩa cộng sản theo cái kiểu mà ông mô tả ‘làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu’ được? Bất lực hoàn toàn
Cho nên, ngay cả cái chủ nghĩa cộng sản cũng trở thành ảo tưởng. Bây giờ không thể nghĩ đến đó được, mới đến thế kỷ 21 này thôi, mới có 6,5 tỉ người thôi, mà người ta nói hết thế kỷ này, nó lên 10 tỉ người, 10 tỉ người thì, đến nước sạch bây giờ cũng đang thiếu rồi đây này, Trung Đông đánh nhau vì nước sạch đây này”.
Để kết thúc loạt bài này, chúng tôi xin mượn lời của GS Trần Phương, đã phát biểu như sau: “Cuối cùng, ông đã thực thi CNXH thất bại rồi, không có động lực rồi. Ông đã trở lại kinh tế nhiều thành phần, ông trở lại kinh tế thị trường, ông trở lại nền dân chủ, chứ bây giờ ông mà cứ nói chuyên chính vô sản, người ta chán ông lắm đấy, có phải không? Cho nên, tôi nghĩ rằng, cái cương lĩnh của ta viết đây không có sức thuyết phục”.